Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

LÀM QUAN KHÓ LẮM


Làm quan khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Đối với dân chúng
Phải người lớn cơ
Khi dân chúng khóc
Quan phải dỗ dành
Khi dân chúng ngã
Quan nâng dịu dàng
Trời cho bổng lộc
Chia dân phần hơn
Có gì hay đẹp
Cũng nhường dân luôn
Làm quan thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai thương dân chúng
Thì làm được thôi.
“Sinh ra vốn dĩ là dân
Phấn đấu dần dần cũng được thành quan
Hết quan rồi lại hoàn dân
Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan.”

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

NGƯỜI THÔNG MINH NÊN CHỌN CÁCH ỨNG XỬ THÔNG MINH


Người thông minh không chỉ trích người ngu dốt.

Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn - càng khó khăn hơn khi bạn ngu dốt (John Wayne).
Bạn đang thảo luận một vấn đề khá hăng say cho đến khi... "Ối giời ơi! Tụi nó (những người bạn không đồng ý) ngu không chịu nổi!".

Họ có thể là người miền Nam, miền Trung, miền Bắc, da trắng, da đen, da xanh, da xám không quan trọng. Bạn vừa chứng minh bạn không thông minh. Không rõ ràng người thông minh hay người ngu dốt, chỉ có người đang ở trạng thái thông minh hay ngu dốt. Cái biểu hiện không phải cái bản chất. Mọi việc thường không đơn giản như bạn nghĩ, cái bạn xem là thông minh hay ngu dốt có thể không phải như vậy. Một câu chuyện luôn có nhiều chiều.

Một người hy sinh hạnh phúc cá nhân cho cuộc cách mạng giáo dục có thể bị bạn bè cho là gàn dở, một cô gái buôn bán da thịt với đại gia bị xem là đĩ.

Thông Minh nghĩa là nghĩ sâu sắc vấn đề – nỗ lực tìm ra câu trả lời thực sự, không phải câu trả lời đầu tiên. Câu trả lời đầu tiên là câu trả lời dễ dàng, nhưng chưa chắc là câu trả lời đúng.

Ngu Dốt nghĩa là tránh phải suy nghĩ bằng cách nhảy đến kết luận. Nhảy đến kết luận giống như bỏ cuộc không thi đấu: bạn thua theo luật.

Vì vậy những người nói “Tôi không biết” thường thông minh. Đó là sự từ chối nhảy đến kết luận.

Khi bạn nói “Tụi nó ngu quá!” nghĩa là bạn đã dừng suy nghĩ. Bạn nói để được nếm cảm giác xong việc với chủ đề đang tranh luận, bởi vì bạn không còn làm được gì với việc này nữa. Bạn bó tay, bó chân, bó miệng, bó não.

Nếu bạn chỉ trích suôn ai đó ngu dốt, có nghĩa là bạn đang không suy nghĩ, có nghĩa là bạn đang không thông minh. Cho nên: Người thông minh không chỉ trích người khác ngu dốt.

Cách hành xử phù hợp

Vậy đâu là cách hành xử phù hợp giữa người thông minh và người ngu dốt? Bạn có thể nói: “Nhưng mà thấy người ngu như vậy thì không chịu được”. Và bạn lựa chọn chỉ trích, khinh thường, dè bỉu.

Có một lựa chọn khác: giúp đỡ, tuyên truyền kiến thức, chỉ cho sách hay để đọc, việc hay để làm, chủ đề hay để thảo luận, lời hay để nói. Nếu mặc kệ và thờ ơ với những người bạn cho là ngu dốt, thì bạn sẽ phải chịu cảnh đóa sen trong vũng bùn văn hóa. Tỏa hương sắc trong bãi rác là điều khó chịu và cô đơn. Những người bạn đã chỉ trích và mặc kệ lớn lên sẽ nuôi dạy con cái giống như họ, và con bạn tiếp tục gánh chịu nỗi đau phải sống chung với những người ngu dốt. Giúp đỡ người khác là giúp đỡ chính mình.

Người thông minh hiểu rằng mỗi người đều có những nguồn lực riêng. Một số tiền, một số mối quan hệ, một số công việc chỉ có họ mới có thể thể làm. Họ có giá trị của họ. Và người thông minh giúp người khác phát huy đúng ưu điểm thay vì chỉ trích khuyết điểm.

Đối với người được giúp đỡ, điều tồi nhất bạn có thể làm là không làm gì cả.Người khác có thể cho bạn rất nhiều lời khuyên hữu ích. Bạn có thể nghe, có thể chất vấn, có thể phản biện, nhưng cuối cùng bạn không làm gì cả. Tại sao phải làm thế? Làm thế được lợi gì? Phương châm ba không: Không tin - Không hiểu-Không làm.

Nếu luôn đòi người khác phải giải thích cho đến khi bạn hiểu thì lúc đó đã quá muộn để hành động. Cuộc sống có nhiều tầng lớp phong phú mà bạn phải thừa nhận sự kém hiểu biết của mình. Cha mẹ chỉ bạn cách giao tiếp lễ phép, thầy cô định hướng sự nghiệp, bác sĩ dặn dò bạn uống thuốc, bạn bè nhắc nhở bạn ăn mặc đẹp hơn. Liệu bạn có đủ nhận thức để hiểu hết điều đó? Có thể bạn không hiểu, nhưng nếu điều đó tốt cho bạn, bạn có làm không?

Khi bạn không biết về một lĩnh vực và nhận được lời khuyên quý giá từ một người có chuyên môn – hãy nghe lời Nike: “Just do it”.

Người Việt Nam thông minh?

Chỉ trích không đóng góp là ngạo mạn, nghe không làm là ngạo mạn, ngạo mạn là không thông minh, ý thức về giá trị tự thân là thông minh.

Đã dành được độc lập hơn 37 năm, nhưng chúng ta vẫn phải chiến đấu với giặc dốt. Dốt là kém tin học và kém tiếng Anh, đó là mù chữ trong tiêu chuẩn xã hội hiện đại. Dốt trong cách ứng xử hời hợt, vô tâm, tục tằn. Dốt là học mà không hành, là hành mà không học, đó là sự khinh thường tri thức.

Theo nhiều tài liệu về ưu khuyết điểm của người Việt Nam, đều có nhận định chung rằng người Việt Nam nổi bật nhất ở sự thông minh và sáng dạ. Trường khó nào trên thế giới ta cũng thi vào được. Đất nước nào cũng có người Việt Nam thành công. Tuy nhiên, nhận định khác là xã hội chúng ta sống chưa thông minh, cái vô thức tập thể còn kém văn hóa. Phần cứng (thể chất và bộ óc) của người Việt nam tốt, còn cái phần mềm (tâm lý và văn hóa) thì dở. Phần cứng xịn, phần mềm dở, tiềm năng của bạn trẻ Việt Nam vẫn chưa được phát huy đúng mức.

Chúng ta cần phải học rất nhiều để giúp đỡ chính mình và người khác bớt ngu! 

7 Nguyên Lý Phát Triển Cá Nhân


7 Nguyên Lý Phát Triển Cá Nhân - Phát Triển Cá Nhân VN
Sự Thật: Chấp nhận thực tế và giải thoát đời bạn khỏi dối trá và phủ nhận
Tình Yêu: Tăng khả năng kết nối với bản thân và người khác
Sức Mạnh: Xây dựng động lực và kỷ luật để tạo ra cuộc sống bạn hằng mong muốn
Hợp Nhất: Ngừng chống đối cuộc đời và biến thế giới thành đồng minh của bạn
Quyền Lực: Làm chủ đời bạn và học cách đưa ra quyết định sáng suốt
Dũng Cảm: Triệu hồi sức mạnh bên trong để hành động bất chấp nỗi sợ hãi
Thông Minh: Sống chân thực và thể hiện sự sáng tạo độc đáo của bạn
Đây là 7 nguyên lý phát triển cá nhân bất tử và thống nhất giúp bạn đạt xây dựng một hệ giá trị chắc chắn và bền vững. Cho dù bạn là ai, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, làm gì, đã học khóa học phát triển bản thân gì thì vẫn có thể ứng dụng 7 giá trị bất tử của con người để hoàn thiện bản thân một cách thông minh. Cuối cùng thì bạn cũng không bị loạn não bởi nhiều cuốn sách “súp gà” khác nữa!

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

BỐN QUY TẮC TÂM LINH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ


4 Quy tắc tâm linh của người Ấn Độ.
Quy tắc 1: Bất cứ người nào mà bạn gặp cũng đúng là người bạn cần gặp cả.
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả, mỗi người xung quang chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
Quy tắc 2: Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra.
Không có điều gì là tuyệt đối, không có điều gì chúng ta phải trải nghiệm lại khác đi cả, thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trong nhất. Sẽ không có "nếu như tôi làm điều đó khác đi... thì nó hẳn đã khác đi".
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
Quy tắc 3: Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
Quy tắc 4: Những gì đã qua, cho qua.
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình. Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.

8 QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ


1.  Quy luật nhận biết:
Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.
2.  Quy luật hứng thú:
Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào. 
3.  Quy luật tích luỹ:
Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức. 
4.  Quy luật nhớ có ý thức:
Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt. 
5.  Quy luật liên kết:
Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó). 
6.  Quy luật nối tiếp liên tục:
Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được. 
7.  Quy luật ấn tượng mạnh mẽ.
Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu. 
8.  Quy luật kiểm tra:
Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển.




TRIẾT LÝ CÀ PHÊ


Có một số nguyên tắc cơ bản về việc uống cà phê. Thứ nhất, đó là: Đừng nên hâm nóng lại cà phê. Bởi nếu hâm lại, cà phê sẽ mất hết mùi vị và đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại cà phê cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng - những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán, khó chịu thậm chí gây ra sự đớn đau cho chính họ. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn...
Hãy bảo đảm cà phê bạn uống luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi cà phê chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời...
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết hãy sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn. Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly cà phê và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ - đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi.
Hãy rang cà phê đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn cà phê sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô cà phê sẽ chỉ là nước loãng...
Nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc ta biết cân nhắc và trân trọng với những gì đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt, tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Đừng cố sử dụng lại bã cà phê, vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.
Nên dứt khoát trong tình cảm. Đừng cố gắng vớt vát những thứ không còn thuộc về mình. Việc không sử dụng lại bã cà phê cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến điều gì khi mà ta đứng này, trông núi nọ. Tập trung và trân trọng những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị cà phê thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng hạnh phúc cho bản thân.
Để có được một ly cà phê ngon - người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể thiếu sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly cà phê cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly cà phê thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt...
Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một triết lý cà phê.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

MỘT GÓC NHÌN VỀ CÂU NÓI CỦA LEEIACOCCA - CEO - TẬP ĐOÀN CHRYSLER

"Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được"
Lee Iacocca
Có vẻ như chúng ta quá thờ ơ với những cơ hội lớn đến với mình, những thử thách được ngụy trang bởi một 
lớp vỏ của những khó khăn tàn khốc và tưởng chừng sẽ chẳng có tài năng và ý chí nào có thể đập tan lớp vỏ bao bọc đó. Nhưng đó không phải là ý nghĩa cốt lõi mà LEEIACOCCA muốn mọi người hướng đến, thứ mà ông tâm đắc đó là "giải pháp", khi bạn đối mặt với những khó khăn thì điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? tôi cá rằng sẽ có nhiều suy nghĩ khác biệt trong hoàn cảnh này, có người lản tránh, có người dừng lại chỉ để quan sát, nhưng cũng có người đương đầu và sẵn sàng đưa ra những giải pháp để cố gắng vượt qua khó khăn. Luôn luôn có giải pháp với mọi vấn đề và những kết quả cuối cùng có thể còn vượt xa sự mong đợi cao nhất của bạn - đó là điều bạn nên làm thay vì bạn dừng lại và cố tìm một con đường khác thay thế.